Tên gọi răng khôn chắc chắn đã quá quen thuộc với mọi người, nhất là với những người ở độ tuổi trưởng thành. Răng khôn hay răng dại? Mọc răng khôn có ý nghĩa gì không? Mọc răng khôn nên ăn gì? Hãy cùng làm sáng tỏ những thắc mắc này nhé!
Tuổi nào thì mọc răng không?
Răng khôn (răng số 8) đây là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm. Không thể khẳng định chính xác bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn, tuy nhiên các bác sĩ nhận định độ tuổi mọc răng khôn rơi vào thời điểm từ 17 đến 25 tuổi, tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà có sự khác nhau.
Có một số người sẽ mọc răng khôn mọc muộn hơn sau vài năm hoặc có người lại mọc sớm. Quá trình mọc răng khôn sẽ kéo dài vài năm, vì là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm nên mỗi lần chỉ nhú lên một chút chứ không mọc liền mạch như những răng vĩnh viễn khác.
Làm gì để nhận biết răng khôn mọc lệch?
Khi răng khôn ở trạng thái mầm không có chân, qua phim chụp sẽ nhìn thấy rất nhỏ như những viên bi, nha sĩ có thể ước lượng được vị trí răng sẽ mọc, nếu cái răng khôn tương lai có thể làm lệch lạc ảnh hưởng hàm răng thì nha sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng.
Việc này sẽ không đau nhiều, Đây là một thủ thuật nhỏ, dễ thực hiện vì răng chưa có chân. Sau khi gây tê, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, lấy ra mầm của 2 răng khôn đối nhau ở hàm trên và hàm dưới nhằm tránh những vấn đề về khớp cắn khi chiếc răng kia mọc sau này.
Để tránh những biến chứng do răng khôn mọc lệch, cần dự đoán sớm nhất những chênh lệch về vị trí của răng khôn. Ngay từ khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên được 6 tháng, hãy cho trẻ làm quen với nha sĩ và có các cuộc khám định kỳ và thường xuyên. Khi trẻ được 14 - 15 tuổi, tức là trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, bạn nên đưa trẻ đi khám và chụp X-quang hàm răng để phát hiện mầm răng.
Nhận xét
Đăng nhận xét