Ai cũng biết răng khôn gây ra nhiều phiền toái, thế nhưng khi được hỏi thì có rất nhiều người vẫn mang tâm lý lo sợ và chần chừ trong việc nhổ bỏ. Tại sao vậy? Câu trả lời được nhắc đến nhiều nhất là do nhổ răng khôn tiềm tàng nhiều nguy hiểm và biến chứng, quy trình nhổ cũng phức tạp hơn rất nhiều so với các răng khác. Vậy mọc răng khôn trong thời gian bao
lâu? Thực hiện nhổ răng khôn thực sự mang tới những nguy hại nào? Bài viết này sẽ mang tới câu trả lời cho những thắc mắc và trăn trở của bạn.
Nhổ bỏ răng khôn khi nào?
Răng khôn (răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3) là răng mọc sau cùng, ở giai đoạn tuổi trưởng thành (18-25 tuổi). Răng thường mọc lệch, kẹt hoặc ngầm nên đây là răng gây nhiều biến chứng nhất trên cung hàm.
Nguyên nhân của sự lệch lạc này có thể do răng (tổn thương mầm răng, túi thân răng bị viêm;răng khôn hàm dưới chung lá biểu bì với răng số 6,7 mà 2 răng này mọc trước nên mầm răng khôn thường bị kéo về phía gần,thiếu chỗ do mọc muộn) hoặc do xương hàm (thiếu chỗ, không tương xứng kích thước giữa răng và xương, đường ra của răng bị xơ hóa do nang hoặc nhiễm trùng).
- Răng lệch là răng không mọc ở vị trí bình thường khi đã hết thời kỳ mọc. Các trạng thái lệch gồm: lệch gần, lệch xa, lệch ngoài, lệch trong.
- Răng kẹt là răng bị cản trở về mặt cơ học do xương hoặc do răng dẫn tới răng mọc không bình thường.
- Răng ngầm là răng không mọc như bình thường, còn nằm trong xương hàm, chưa thấy trong khoang miệng.
- Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lêch,kẹt hoặc ngầm cao hơn răng khôn hàm trên.
Vì thế khi có những răng khôn mọc lệch lạc cần cân nhắc cẩn thận việc giữ hay nhổ bỏ.
Trong một số trường hợp việc nhổ răng cần phải đình chỉ tạm thời
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng lây lan từ răng xuống xương và sang nướu xung quanh. Thuốc tê sẽ không có tác dụng, do đó nếu vẫn cứ nhổ thì bệnh nhân sẽ rất đau. Ngoài ra nhiễm trùng có thể xâm nhập, lan ra khắp cơ thể theo đường máu. Như vậy, cần tạm thời hoãn nhổ răng đến khi nhiễm trùng đã được chữa trị bằng kháng sinh.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu, ví dụ như Warfarin hoặc thuốc giảm đau Aspirin. Việc nhổ răng sẽ gây nguy cơ mất máu trầm trọng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường răng chỉ được nhổ khi bạn đã ngừng sử dụng các thuốc nói trên ít nhất là 3 ngày.
Nếu bạn trải qua ca phẫu thuật tim trong khoảng 6 tháng trước đó thì nhổ răng chỉ được thực hiện khi bạn đã được dùng kháng sinh tăng cường, chống nhiễm trùng.
Ngoài ra một số bệnh lý toàn thân khác cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi nhổ răng.
Các bệnh nhân có thể trạng yếu, tuổi cao, tiền sử dị ứng cũng cần theo dõi kỹ khi nhổ răng.
Nhận xét
Đăng nhận xét